Oxit của nitơ Nitơ

Hầu hết các oxit của nitơ đều là các oxit trung tính như NO, N2O nhưng cũng có một số oxit là oxit axit như N2O3, N2O5, NO2.

Nitơ monooxit và Nitơ điôxit

Nitơ điôxit ở nhiệt độ càng thấp càng bị mất màu do tạo thành điniơ tetraoxit N2O4 (không màu).

Ở nhiệt độ khoảng 3000oC hay các tia hồ quang điện, nitơ tác dụng với khí oxi trong không khí tạo ra nitơ monooxit (gọi tắt là NO)

N 2 + O 2 ⇌ t o 2 NO {\displaystyle {\ce {N2 + O2 <=>[t^o] 2 NO}}} với Δ H = + 180 k J {\displaystyle \Delta H=+180\,\mathrm {kJ} }

Trong tự nhiên khí NO được tạo thành khi có cơn giông. Khí NO không màu dễ dàng phản ứng với oxi trong không khí ở điều kiện thường tạo thành khí nitơ điôxit (NO2) có màu đỏ nâu.

2 NO + O 2 ⟶ 2 NO 2 {\displaystyle {\ce {2NO + O2 -> 2NO2}}}

NO2 dễ dàng bị đime hóa thành N2O4 (điniơ tetraoxit, không màu) ở nhiệt độ thấp. Theo nguyên lí Le Chatelier, phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch tạo thành NO2. khi tăng nhiệt độ.

2 NO 2 ↽ − − ⇀ N 2 O 4 {\displaystyle {\ce {2NO2 <=> N2O4}}}

NO2 là oxit axit hỗn hợp khi tác dụng với nước cho ra hỗn hợp axit

2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2

Ngay lập tức HNO2 sẽ phân hủy

3HNO2 → HNO3 + 2NO + H2O

NO, NO2 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh khác như SO2, H2S

SO2 + NO2 → SO3 + NO

2NO + 2H2S → 2S + N2 + H2O

NO2 có thể điều chế bằng cách cho lưu huỳnh, cacbon tác dụng với axit nitric đặc, nóng.

4HNO3 + C → CO2 + 4NO2 + 2H2O

6HNO3 + S → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Cho khí amoniac tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có mặt xúc tác

4NH3 + 5O2 → t o , x t {\displaystyle {\ce {->[t^o, xt]}}} 4NO + 6H2O

Đinitơ oxit và đinitơ pentaoxit

N2O là khí không màu, mùi dễ chịu, vị hơi ngọt. N2O không tác dụng với oxi. Ở 500oC bị nhiệt phân hủy thành N2 và O2. N2O có thể điều chế bằng cách cho NO cháy trong SO2 hoặc nhiệt phân muối amoni nitrat.

2NO + SO2 → SO3 + N2O

NH4NO3 → N2O + 2H2O

N2O5 (Đinitơ pentaoxit) là một oxit khi tan vào nước tạo ra axit nitric. N2O5 có thể điều chế bằng cách cho NO2 phản ứng với ozon O3

2NO2 + O3 → N2O5 + O2

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nitơ http://pubs.nrc-cnrc.gc.ca/rp/rppdf/v03-178.pdf http://box27.bluehost.com/~edsanvil/wiki/index.php... http://www.bookrags.com/sciences/sciencehistory/ai... http://www.cartalk.com/content/columns/Archive/199... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1200/is... http://books.google.com/?id=6eF4AfEwF4YC&pg=PA338 http://books.google.com/?id=TuMa5lAa3RAC&pg=PA508 http://books.google.com/?id=qmZDpnV-sYYC&pg=PA283 http://books.google.com/?id=yS_m3PrVbpgC&pg=PR15 http://auto.howstuffworks.com/question594.htm